Cát (Texture)

Cát (Texture)

Sơn bột – Sơn tĩnh điện trong nhà.

Sơn bột – Sơn tĩnh điện ngoài trời.

Sơn trong nhà và Sơn ngoài trời đều có 04 loại chính là: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture), Nhăn (Wrinkle).

Mô tả

Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện, bao gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia.Phân loại Bột sơn tĩnh điện: Bột sơn tĩnh điện hiện nay gồm 04 loại phổ biến: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture), nhăn (Wrinkle) sử dụng cho hai điều kiện trong nhà và ngoài trời.

Điều kiện bảo quản: Như đã nói ở trên, điều kiện để bảo quản bột sơn tĩnh điện rất an toàn vì không sợ cháy nổ do nó là dạng bột khô không chứa dung môi và không tốn nhiều chi phí, chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau là chúng ta có thể bảo quản bột sơn an toàn và hiệu quả nhất: – Để nơi khô ráo, thoáng mát – Nhiệt độ bảo quản dưới 33C (rất phù hợp với thời tiết và khí hậu của Việt Nam) – Chỉ nên chất lên cao tối đa là 5 lớp

 

THẾ NÀO LÀ CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN?

Khái niệm về sơn tĩnh điện:

Hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đều công nhận rằng: hiếm có một công nghệ hiện đại nào được phát minh và đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất, thay thế cho công nghệ cũ mà cho chất lượng cao, vừa hạ giá thành sản phẩm nhưng chi phí đầu tư lúc ban đầu lại như công nghệ cũ – đó là Sơn Tĩnh Điện. Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột của nó và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng bám dính giữa bột sơn và vật sơn. Sơn Tĩnh Điện là công nghệ không những cho ta những ưu điểm về kinh tế mà còn đáp ứng được về vấn đề môi trường cho hiện tại và tương lai vì tính chất không có chất dung môi của nó. Do đó về vấn đề ô nhiễm môi trường trong không khí và trong nước hoàn toàn không có như ở sơn nước.

 

Lợi điểm của công nghệ sơn tĩnh điện:

a. Về kinh tế:

  • 99% sơn được sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại).
  • Không cần sơn lót
  • Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu.
  • Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm

b. Về đặc tính sử dụng:

  • Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động).
  • Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.

c. Về chất lượng:

  • Tuổi thọ thành phẩm lâu dài
  • Độ bóng cao
  • Không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết.
  • Màu sắc phong phú và có độ chính xác …

 

Và còn rất nhiều lợi điểm khác nữa mà chính người sử dụng trong quá trình ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện sẽ nhận thấy.Lợi ích giữa sơn tĩnh điện và sơn dầu:Sơn Tĩnh Điện dạng bột là phương pháp sơn ít tốn kém nhất trên giá thành sản phẩm mà trong những kỹ thuật sơn hiện tại trên thế giới đang sử dụng (kể cả sơn tĩnh điện dạng nước).

CHỨC NĂNG BỘT SƠN TĨNH ĐIỆN SƠN NƯỚC , SƠN DẦU YÊU CẦU KỸ THUẬT

Khả năng chịu nhiệt cao và ít bị ảnh hưởng môi trường (bao gồm nóng và lạnh)Có khả năng điều chỉnh được độ dày mỏng của sơn Độ bao phủ bề mặt caoDễ bị ảnh hưởng của môi trường (trời lạnh thì bề mặt sơn co lại) Khó điều chỉnh độ dày mỏng của sơn Độ bao phủ thấp (không thể sơn nhửng vật có góc cạnh phức tạp)

KINH TẾ Thu hồi và tái sử dụng 99% Độ bám cao (tỉ lệ thất thoát ít) Thu hồi chỉ vì vấn đề môi trường, không thể tái sử dụng lại. Độ bám thấp (tỷ lệ thất thoát cao khoảng 60%)

 

ĐẶC TÍNH SỬ DỤNG

Không sử dụng dung môi: không gây ô nhiễm môi trường Ưng dụng được trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau (công nghiệp hàng không, công nghiệp hàng hải, công nghiệp xây dựng…)Dễ dàng tự động hoá tiết kiệm được chi phí nhân côngDễ dàng lưu trữ Không yêu cầu công nhân có tay nghề cao (khi không đạt yêu cầu có thể làm lại dễ dàng)Phải sử dụng dung môi: gây ô nhiễm môi trường Hạn chế ứng dụng trong nhiều lĩnh vực Khó xây dựng hệ thống tự động hóa cần nhiều nhân công chi phí caoKhó khăn trong việc lưu kho( có thể xảy ra cháy nổ)Yêu cầu công nhân tay nghề cao vì không thể sửa đồi nếu vật sơn không đạt yêu cầu THÀNH PHẨM Tạo ra thành phẩm nhanh (khoảng 10 – 15 phút). Tuổi thọ trung bình sản phẩm cao (4 – 5 năm) Có khả năng cách điện Tạo ra thành phẩm chậm, mất nhiều thời gian (phải phụ thuộc thời tiết)Tuổi thọ trung bình sản phẩm thấp Không có khả năng cách điện Qua bảng so sánh trên ta thấy sơn tĩnh điện giúp ta tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong sản xuất, chi phí nhân công và sản phẩm khi sử dụng sơn tĩnh điện gặp nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu hơn so với sơn nước khi qua thị trường Châu Au và Châu Mỹ.

 

ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN

Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp hàng hải, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy,… đến các lĩnh vực như sơn trang trí, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng, …

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cát (Texture)”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

+